Du Lịch

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Một góc nhìn phiến diện, một chiều



( Người buôn chữ ) Lâu rồi không viết blog, lâu rồi không bình luận một vấn đề gì trong muôn vàn cái vấn đề đáng bình luận. Bởi mỗi khi bình luận, tôi luôn phải cân nhắc về những gì mình nói có ích gì không mới lên nói. Nhưng khi đọc bài “ Báo Kiến Thức: Ngu ngốc và tởm lợm” của Nguyễn Trọng Tạo đăng ngày 15.10, tôi đã bất ngờ. Bất ngờ vì một cây bút như ông lại có một góc nhìn quy chụp và phiến diện theo hướng một chiều.

                                  Nhiều nhận định của ông Nguyễn Trọng Tạo mang tính quy chụp

Nguyễn Trọng Tạo mở đầu bằng một đoạn văn với thứ ngôn ngữ rẻ tiền nhằm miệt thị báo điện tử Kiến Thức mà hàng ngàn bạn đọc vẫn tìm đến mỗi ngày. Họ đánh giá báo điện tử Kiến Thức là một tờ báo nhân văn và trí thức. Có nhiều kiến thức về sức khỏe, về giới tính, về gia đình và cuộc sống. Alexa xếp hạng báo điện tử Kiến Thức khá cao trong những tờ báo điện tử, những trang mạng xã hội. Trên Baomoi.com, Kiến thức luôn đứng trong top 10 nhiều người đọc nhất. Vậy nhưng, không hiểu sao, Nguyễn Trọng Tạo lại có cách nhìn hết sức lệch lạc khi đánh giá: “Tuần trước tôi vào trang báo điện tử Kiến Thức do ông Nguyễn Minh Quang làm Tổng biên tập, lướt qua một số trang thấy hết sức tởm lợm cho cách làm báo rẻ tiền mà lại dám mang tên của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Chắc cái hội này không có ai làm khoa học hay sao, mà phải rỗi việc đi tán toàn chuyện nhảm?”. Xin hỏi ông “ cách làm báo rẻ tiền” thể hiện như thế nào trên Kiến Thức? Còn riêng tôi, giống như nhiều bạn đọc không thấy sự rẻ tiền, bởi mỗi bài báo do báo sản xuất đều mang những kiến thức giúp ích nhiều cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Ví dụ như mục Khỏe++, luôn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, từ ăn uống đến nghĩ dưỡng, mục Thiền luôn có những bài viết khuyên răn con người hướng thiện, sống có ích theo lời phật dạy. Đặc biệt, mục Đi và Gặp đã nêu nhiều hoàn cảnh đáng thương, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều số phận…
Những bài viết của báo Kiến thức nhằm giúp mang lại sự bình đẳng trong tuyển dụng vùng miền

Đáng buồn hơn, ông đánh giá loạt bài viết về lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh mà Kiến Thức đăng tải là chuyện ỏm tỏi chế diễu người Thanh-Nghệ-Tĩnh. Chắc ở cái Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không có dân Thanh-Nghệ-Tĩnh, hoặc có mà toàn là loại ngu dốt, bỏ đi?”. Xin hỏi ông, ông đã đọc hết loạt bài, đã đọc kỹ, đã ngẫm nghĩ từng câu chữ chưa mà lại quy chụp đó là chuyện chế giễu người Thanh – Nghệ - Tĩnh. Tôi không phải là cây bút như ông, cũng chẳng sánh được với ông về trí thức và đầu óc. Tôi chỉ là một bạn đọc của Kiến Thức, thấy ông đánh giá phiến diện nên tôi cũng xin nói đôi lời. Loạt bài viết về tẩy tray lao động Thanh – Nghệ - Tĩnh là loạt bài phản ảnh thực tế một số doanh nghiệp tẩy tray người lao động ở các vùng này, để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp nhìn nhận lại. Ở bất kỳ đâu người lao động cũng nên được tôn trọng. Muốn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, muốn giải quyết triệt để một vấn đề xấu thì phải đi sâu, tìm góc khuất của vấn đề để giải quyết và Kiến Thức đăng tải những góc cạnh, những nhìn nhận đa chiều với nhiều nhân vật là cơ quan quản lý lao động, doanh nghiệp, ý kiến của người lao động…để họ có thể nói thẳng thắn suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề.

Ông còn mạnh dạn chụp mũ Thiết nghĩ, văn hóa hạ đẳng của cái tờ báo này và cái ông Quang TBT này không phải là đại diện cho văn hóa của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam? Hay cả cái hiệp hội này cũng đổ đốn đến vậy rồi?”, . Tôi biết quyền phát ngôn là của ông, đơn giản ai cũng có cái quyền ấy. Nhưng người đời có câu “ ăn có nhai, nói có nghĩ”, vậy nên kẻ hậu bối này khuyên ông nên nghĩ nhiều trước khi phát ngôn. Bởi phát ngôn của mình đúng, “nói có sách, mách có chứng” nhiều người sẽ nghe, nhưng phải ngôn mang tính quy chụp kiểu này, tôi đã nghĩ không phải là của Nguyễn Trọng Tạo, một nhà văn, nhà thơ mà tôi từng biết đến.  “Cái văn hóa hạ đẳng” không ai ngờ lại từ chính miệng Nguyễn Trọng Tạo phát ngôn ra. Đáng buồn, đáng tiếc biết bao nhiêu.
Ngay cả hai bài viết của nhà sử học Hà Văn Thịnh và nhà báo Tuấn Hoàng mà ông dẫn đăng trên blog của mình cũng là cách nhìn một phía theo kiểu “đánh hội đồng” báo điện tử Kiến Thức về loạt bài về người Thanh – Nghệ - Tĩnh. Tôi hồ đồ suy đoán có thể các vị ngồi chung quán trà cùng nhau nhìn nhận về báo Kiến Thức. Buồn là 6 con mắt,3 cái đầu lại không thể nhìn được những điều tốt đẹp mà hàng triệu người Việt ít đầu óc hơn các ông dễ dàng nhìn thấy như tôi đã nói ở trên.
                                           Tờ báo điện tử nhân văn hàng đầu Việt Nam
Lại nói về bài viết “Kiến Thức ngu ngốc!” của ông Hà Văn Thịnh bàn về loạt bài Thanh – Nghệ - Tĩnh mà Kiến Thức đăng tải trong thời gian qua, là một góc nhìn hết sức thiển cận của nhà sử học. Ông Thịnh nhận định “Loạt bài viết do Kiến thức khởi xướng về việc mạt sát dân Nghệ (Nghệ An + Hà Tĩnh), Thanh Hóa; dù có giải thích, biện minh thế nào đi nữa cũng vẫn là sự ngu ngốc, ích kỷ và thiển cận chưa từng có! Nó chỉ chứng tỏ sự thật là những người viết bài (và kẻ cho đăng bài) hành xử theo kiểu Adolf Hitler: Dân Do Thái giỏi hơn thì phải giết cho bằng hết. Bây giờ, vì không thể giết người được như Hitler nên gieo rắc sự hoang mang, chia rẽ trong mọi ban, ngành, địa phương… Nói cách khác, đó là TỘI ÁC đích thực của sự hèn kém”. Xin thưa, ông hãy đọc kỹ, hiểu kỹ dưới góc nhìn khách quan, bởi những bài báo đó không hề có sự mạt thị người xứ này, mà ngược lại như tôi đã nói, nó nêu ra vấn đề người lao động Thanh Nghệ Tĩnh bị một số doanh nghiệp tẩy tray, để các cơ quan tháo gỡ, giúp họ có công ăn việc làm khi các doanh nghiệp trên nhìn nhận lại sai lầm khi tuyển dụng theo kiểu phân biệt vùng miền của họ.

Hơn nữa, trong khi hàng triệu bạn đọc phản hồi tốt về loạt bài trên, và gửi thư cảm ơn Kiến Thức đã nếu đúng, nêu trúng vấn đề người Xứ Thanh Nghệ Tĩnh bị kỳ thị, thì ông Thịnh lại quan trọng hóa vấn đề ở góc nhìn thiếu iot, ông còn cho mình cái quyền quy chụp Báo Kiến Thức từ người có công thành kẻ có tội.  Chia rẽ vùng miền trong bối cảnh nền kinh tế be bét đến thế, niềm tin bị xói mòn trầm trọng như thế, người thất nghiệp chưa bao giờ đông như thế, vận nước trước nguy cơ bị ngoại xâm chưa bao giờ rõ ràng hơn thế…; có khác gì hơn là gây bức xúc, kích động bạo loạn, xung đột sắc tộc?”. Nghiêm trọng hơn, ông Thịnh còn kêu gọi người xứ Thanh Nghệ Tĩnh khởi kiện báo Kiến Thức: “ Tội của Kiến Thức đáng bị kiện ra tòa. Rất mong những ai còn có lòng tự trọng là người Thanh Nghệ Tĩnh có nhà gần với trụ sở Kiến Thức (để dễ việc đi lại hầu tòa), hãy khởi kiện”. Kích động người dân, chia rẽ vùng miền không phải là Báo điện tử Kiến Thức mà đau long lại chính là bản thân nhà sử học này. Chẳng có người xứ Thanh Nghệ Tĩnh nào lại đi kiện tờ báo lên tiếng bảo vệ họ, nhắm góp phần mang lại sự bình đẳng cho họ. Chẳng có người Xứ Thanh Nghệ Tĩnh nào nếu có có suy nghĩ lại nghe lời ông nói, theo cách nhìn kích động của ông.
Trong bài viết “Báo điện tử Kiến thức kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, phân biệt vùng miền???! của tác giả có bút danh Tuấn Hoàng mà Nguyễn Trọng Tạo dẫn về blog của mình, cũng là một cách nhìn mà bản thân ông này viết theo kiểu hồ đồ, ngây ngô: “ Hôm nay tôi đọc được bài “Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…” đăng trên tờ báo điện tử Kiến Thức của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Tôi giật mình và xem kỷ lại đây có phải là tờ báo mang tên KIẾN THỨC hay một trang phản động phá rối nào đó. Thế nào là một trang phản động thưa ông Tuấn Hoàng. Người ta nói “họa từ miệng mà ra”, hai từ phản động ông nên nghĩ trước khi viết và đánh giá về tờ Kiến Thức nhé!
Kẻ hậu bối xin đưa ra một số suy nghĩ như trên, mong ông Nguyễn Quang Tạo, Hà Văn Thịnh, Tuấn Hoàng ngẫm nghĩ…
Người Buôn Chữ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét